Trong thị trường có các loại tài sản khác nhau hữu hình và vô hình, những tài sản mang tính chất và đặc điểm tương tự nhau sẽ được xếp chung vào một lớp tài sản. Dựa vào các đặc điểm như: tính thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro có thể phân chia thành các lớp tài sản như sau.
– Bất động sản: Quyền sở hữu một khu vực nhất định như nhà ở, căn hộ, đất đai.
– Hàng hóa: Là tài sản hữu hình có mục đích sử dụng cuối cùng như vàng, dầu thô, nông sản.
– Tài sản có thu nhập cố định: Cho tổ chức vay tiền nhận lại thu nhập như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh ngiệp, quỹ trái phiếu.
– Cổ phiếu: nhận về được quyền sở hữu doanh nghiệp như cổ phiếu doanh nghiệp, quỹ mở cổ phiếu, quỹ hoán đổi danh mục.
– Tiền và các khoản tương đương tiền: có tính thanh khoản cao nhưng khả năng mang lại lợi nhuận tiềm không cao.
Mối tương quan giữa các lớp tài sản này:
Khi đầu tư vào bất kì một loại tài sản nào, nếu sử dụng lợi nhuận để tiếp tục tái đầu tư đều sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn. Một công cụ tối ưu và diệu kì giúp tạo ra sự tăng trưởng tài sản một cách an toàn được mệnh danh là “kì quan thứ 8” của nhân loại mang tên lãi kép.
Để thấy được sức mạnh của lãi kép, hãy cùng xem giá trị tài sản năm 60 tuổi của hai người khác nhau, cùng có một khoảng đầu tư 2 triệu đồng/ tháng, mức lãi suất cố định là 12%/năm, một người đầu tư ngay từ khi còn trẻ 25 tuổi và một người chần chừ tới 40 tuổi mới đầu tư xem sự khác biệt sẽ lớn đến mức nào.
Như vậy, khi có mục xác định được miêu tiêu đầu tư rõ ràng, lên kế hoạch thực hiện và kiên trì theo đuổi thì hoàn toàn có thể thực hiện được những dự định mơ ước trong tương lai.